• dangngay.com

Chó thả rông nhưng nhiều địa phương thờ ơ


Chó thả rông nhưng nhiều địa phương thờ ơ. Nhiều địa phương lơ là công tác quản lý chó mèo và tiêm phòng dại, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong mùa cao điểm, theo Cục Thú y.
 

Chó thả rông nhưng nhiều địa phương thờ ơ

Nhiều địa phương thờ ơ với chó thả rông. Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết việc thống kê đàn chó đã được quy định trong luật và thông tư nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc. Nhiều nơi không có cơ sở y tế công điều trị dự phòng bệnh dại, khi có đoàn kiểm tra, chính quyền phải hỏi thông tin người bị chó cắn và nguy cơ bệnh dại từ các cơ sở tư nhân.

Nhiều địa phương thờ ơ với chó thả rông. "Trường hợp nghi ngờ có dịch dại, mặc dù Cục Thú y đã có nhiều dự án quốc tế hỗ trợ lấy mẫu và xét nghiệm miễn phí, nhiều địa phương vẫn không điều tra ổ dịch hay lấy mẫu xét nghiệm", ông Long nói.

Tỷ lệ tiêm phòng cho chó, mèo trên cả nước hiện còn rất thấp, chỉ khoảng 30%, nhiều nơi trên 10%. Trước đây, việc tiêm phòng được thực hiện hiệu quả khi các tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp hoặc Chi Cục Thú y đại diện mua vaccine và tổ chức tiêm phòng đồng loạt. Tuy nhiên, theo ông Long, hiện nhiều tỉnh thành chuyển việc tiêm phòng chó, mèo xuống cấp huyện. Quy trình đấu thầu mua sắm vaccine phức tạp khiến nhiều địa phương chưa thể mua vaccine.

 

Chó thả rông nhưng nhiều địa phương thờ ơ-169-1
Chó không được rọ mõm thả rông ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Chiểu.

Nhiều địa phương thờ ơ với chó thả rông. Theo Cục trưởng Thú y, việc quản lý chó, mèo ở cấp xã, phường, thôn, bản còn rất yếu. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch phê duyệt mua vaccine, nếu có thì việc đấu thầu mua sắm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm phòng mùa cao điểm bệnh dại.

Công tác thông tin, tuyên truyền còn chưa được chú trọng. Nhiều người dân bị chó cắn nhưng không khai báo, đến khi phát bệnh thì đã quá muộn. Hệ thống thú y ở nhiều địa phương, đặc biệt là cấp xã, huyện còn thiếu và yếu. Nhiều cán bộ ngại đi kiểm tra chó, mèo; không có nhân viên bắt chó, mèo tiêm phòng...

Nhiều địa phương thờ ơ với chó thả rông. Trước thực trạng này, Cục Thú y đã thành lập nhiều đoàn đi kiểm tra, nhắc nhở các địa phương, đồng thời tổ chức hội nghị với các tỉnh. Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cấp lơ là, chủ quan trong phòng chống bệnh dại, nhất là ở địa phương có số người chết cao và tỷ lệ tiêm vaccine dại thấp.

Ông Long cho rằng để làm tốt công tác phòng chống bệnh dại cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và người dân; củng cố hệ thống thú y, bố trí cán bộ, nhân viên và kinh phí thực hiện.

Vừa qua, tình trạng chó thả rông tấn công người liên tục xảy ra ở nhiều tỉnh thành. Trong tháng 3, một bé gái 5 tuổi ở thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang (Hà Giang), bị chó cắn trọng thương khi đang đi trên vỉa hè. Tại Quảng Ninh, con chó không rọ mõm lọt vào trường giờ tan học buổi trưa, tấn công 14 học sinh và giáo viên trường Tiểu học và THCS Dực Yên, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà.

Việc để chó cắn người khiến tình hình bệnh dại cũng trở nên báo động. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 51 ổ dịch tại 23 tỉnh, thành phố; số chó, mèo mắc bệnh là 81; số chó, mèo chết và tiêu hủy là 186. Hiện cả nước có 24 ổ dịch dại động vật tại 15 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Năm 2023, cả nước xảy ra 347 ca bệnh dại trên động vật tại 202 xã, 106 huyện, 31 tỉnh, thành phố; trong đó nhiều nhất tại Phú Thọ (54 ca), Quảng Ninh (38 ca) và Cà Mau (41 ca).

 

Theo 2isao.com

    Nhận xét của bạn


    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM